Giải pháp khắc phục bao lực học đường

Môi Trường
Con Người
Giáo Dục
Facebook
Twitter
Email
Telegram

Tác giả đưa ra các giải pháp khắc phục bao lực học đường với mong muốn trả lại cho giáo dục đúng bản chất của nó.

Vì đâu mà giáo dục lại đi đến báo động? Phải chăng, cả nhà trường và phụ huynh đều nên suy ngẫm lại.

Bạo lực học đường là một hiện tượng xã hội xảy ra ở nhiều nơi, nhiều cấp học, nhiều mức độ.

Thông thường khi nới tới hai từ “bạo lực” chúng ta chỉ nghĩ tới các bạn học sinh nam sinh đánh nhau, những người dễ dàng dùng sức mạnh cơ bắp với người khác.

Nhưng trên thực tế hiện nay cho thế những hành vi bạo lực này không chỉ xảy ra ở các bạn nam mà còn ở không ít các bạn gái, và thậm chí càng phổ biến hơn nhiều.

Trong những năm trở lại đây nổi cộm lên vấn đề nữ sinh thường xuyên giật tóc, đánh nhau bị quay clip đăng lên mạng xã hội.

Phụ huynh học sinh, thầy cô không có ai có thể không bàng hoàng cũng như bức xúc và tức giận trước những clip cả hội đồng nhào vô đánh một bạn nữ, thậm chí cắt tóc, cởi đồ quay clip up lên mạng xã hội.

Mà những đoạn video đó cũng chỉ là một góc rất nhỏ trong tình trạng bạo lực học đường hiện nay, ngoài xã hội thực chất vẫn còn vô vàn các vụ bạo lực mà có thể còn chưa được công khai.

Đối tượng trong các clip đánh nhau đó chính là những bạn học sinh trung học cơ sở hay trung học phổ thông, là lứa tuổi mà các em có những biến đổi về tâm sinh lý, suy nghĩ bồng bột và thích thể hiện bản thân.

Có những trường hợp chỉ đơn giản là đánh nhau, gây gổ, nhưng cũng có rất nhiều trường hợp xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, tụ tập để “trả thù”, “dằn mặt” nhau bằng các loại vũ khí nguy hiểm như dao, mã tấu, gậy,… khiến dư luận hoang mang.

Không chỉ vậy, bạo lực học đường còn diễn ra trong mối quan hệ thầy – trò, thầy cô bạo hành học sinh, thậm chí còn có trường hợp học sinh đánh đập, sỉ nhục thầy cô.

Nguyên nhân của hiện tượng này đến từ tâm lý học sinh háo thắng, dễ kích động, thầy cô quá stress với việc dạy học và không kiểm soát được bản thân.

1. Phân tích những yếu tố dẫn đến bạo lực học đường:

– Xã hội dửng dưng trước những hành động bạo lực:

Dường như, những cảnh bạo lực xuất hiện nhan nhản và không được kiểm soát khiến cho cảm xúc của những người bắt gặp bị chai sạn.

Hoặc về mặt bản chất, quá ích kỷ, sợ liên lụy đến bản thân, sợ ảnh hưởng cuộc sốngnên không can thiệp.

– Sự phát triển chưa toàn diện của học sinh:

Sự bức xúc của cá nhân khi không nhận được điều mà cá nhân muốn và những điều mà cá nhân kỳ vọng nhưng không đạt được; sự ganh ghét đố kị về những điều mà người khác có được; những cử chỉ và nhận xét mang nội dung hạ nhục.

Đặc biệt là đối với học sinh THCS với sự thay đổi nhanh mạnh về mặt thể chất và tâm sinh lý nhưng không cân đối do đó trong tâm lí có những nét bất ổn, đôi lúc là bốc đồng và không kiểm soát được hành vi bản thân.

– Do ảnh hưởng của môi trường bạo lực, thiếu văn hóa:

Một yếu tố nữa cũng tác động rất lớn đến lối sống của tuổi trẻ hiện nay đó là sự ăn chơi đua đòi theo lối sống phương Tây không phù hợp.

Bên cạnh đó còn có nạn ma túy, rượu chè, cờ bạc ngoài xã hội cũng đã phá hủy tâm hồn tuổi trẻ, làm băng hoại tâm hồn tuổi trẻ, khiến nhiều thanh thiếu niên phạm tội và dẫn đến nạn bạo lực học đường.

Tác động của văn hóa: truyền thông đại chúng (phim ảnh bạo lực, những clip đánh nhau, những hình ảnh mang tính bạo lực …), game hành động.

Đây là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng tương đối sâu sắc tới hành vi bạo lực của học sinh trung học cơ sở.

– Chưa có sự quan tâm từ gia đình.

– Không có sự giáo dục đúng đắn của nhà trường:

kỷ cương trong nhà trường  còn quá lỏng lẻo, chưa thực sự thiết chế nội quy chặt chẽ.

Điều đó khiến cho học sinh chẳng còn coi kỉ luật của nhà trường ra gì cả, nên tha hồ đánh nhau, trấn lột lẫn nhau mà cũng không sợ bị phát hiện.

Những hậu quả do bạo lực học đường mang lại

2. Hậu quả của bạo lực học đường

Với người bị bạo lực:

Xã hội nghị luận và tranh cãi.

Bị ảnh hưởng về tinh thần và thể chất.

Làm cho gia đình và chính nạn nhân bị tổn thương về tâm lý và hình ảnh, danh tiếng

Với người gây ra bạo lực:

Phát triển không toàn diện về sau.

Xã hội chê trách

Bị ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống hiện tại và tương lai, sự nghiệp bị mất.

3. Giải pháp khắc phục bạo lực học đường

  • Gia đình sẽ là nơi yêu thương và giáo dục các bạn học sinh đầu tiên.

Nếu được sống trong một môi trường giáo dục tốt, những suy nghĩ và hành động của các bạn sẽ ôn hòa và tình cảm hơn.

  • Vai trò của nhà trường và thầy cô cũng vô cùng quan trọng.

Nhà trường cần giáo dục các em về đạo lý và cách cư xử giữa người với người. Thầy cô cần răn đe và chỉ rõ cho các bạn những gì mình đã làm chưa đúng.

  • Công tác tuyên truyền, giáo dục học sinh nhằm tác động đến ý thức của học sinh về lối sống lành mạnh, truyền thống dân tộc, nhân cách và đạo đức tốt đẹp, ý thức chấp hành luật pháp

Ap dụng các chính sách pháp luật đến công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em đặc biệt là những người có liên quan trực tiếp đến vấn nạn bạo lực học đường.

  • Ngoài ra ta còn có thể đưa các học sinh ấy đi trải nghiệm những khóa tu tập, cắm trại thanh niên, hướng đạo sinh,…để học được cách sống tốt, hoặc các khóa học tâm lý và kỹ năng.

Mỗi bạn học sinh cần nhận thức đúng đắn về hậu quả cũng như tác hại của bạo lực học đường bởi bạo lực học đường xảy ra hay không là ở chính bản thân các em.

Tổng kết,

Trên đây là những giải pháp khắc phục bạo lực học đường được đúc kết từ chính những trải nghiệm và ý kiến của tác giả. Mong rằng, giáo dục được trả về đúng bản chất kết nối tri thức giữa Thầy và Trò.

(Mona)

Để xem thêm các bài viết khác, vui lòng xem: Tại đây

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Logo Lê Tường Vi

Thông Tin Và Hoạt Động Của Chúng Tôi

Hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh – Hành chính – Nhân sự. Đồng hành cùng các sự kiện Giáo dục và Xã hội.

Trụ sở chính

Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày làm việc

Thứ 2 - Thứ 6, Hàng tuần

Giờ làm việc

08 : 00 AM - 18 : 00 PM