Nguyên nhân và giải pháp khắc phục việc việc Nhân viên sợ Sếp

Môi Trường
Con Người
Giáo Dục
Facebook
Twitter
Email
Telegram

Ở bất kỳ môi trường làm việc nào cũng có những vị sếp không những khiến bạn phải nể phục vì tài lãnh đạo, cách quản lý nhân viên. Có cả những vị sếp khiến nhân viên phải sợ, lảng tránh không muốn tiếp cận.

Nguyên nhân

Nguyên nhân từ chính nhân viên:

Thực tế, tính cách của người Sếp không ảnh hưởng đến nỗi sợ của nhân viên mà đó là tâm lý chung thường gặp.

Nhân viên có thể chưa đúng yêu cầu về chuyên môn hoặc năng lực chưa đủ vì vậy thiếu tự tin, né tránh sự quan sát của các sếp và vô tình, nhân viên sẽ bị cản trở khả năng sáng tạo của bản thân.

Việc không sẵn sàng chủ động trước mặt sếp khiến nhân viên bị kìm hãm, năng lực không có cơ hội được bộc lộ.

Nguyên nhân đến từ người Sếp:

Sự cầu toàn hoặc phong cách lãnh đạo của Sếp chưa phù hợp với mong đợi của nhân viên. Sếp yêu cầu quá hoản hảo, thường xuyên sử dụng quyền lực, áp đặt và vô tình tạo sức ép về tâm lý của nhân viên.

Vô hình chung, những điều này khiến nhân viên bị chán nản, tự ti, bức xúc và né tránh sau đó sẽ rời khỏi đội nhóm và tổ chức.

Nhiều nhân viên không dám phát ngôn trong cuộc họp, đặc biệt là những cuộc đàm phán quan trọng chỉ vì suy nghĩ nếu lời nói của bản thân chưa thật sự chuẩn xác sẽ làm sếp chú ý, thậm chí sếp sẽ gọi riêng bạn để nói về vấn đề này.

Cách khắc phục:

Nhân viên cần thẳng thắn với chính mình, tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề:

Thực sự sợ sếp hay chỉ đang sợ các vấn đề liên quan gián tiếp đến người sếp.

Từ đó, tổng hợp các ý kiến, giải tỏa khúc mắt và tìm cách khắc phục phù hợp nhất.

Thể hiện phong cách làm việc chuyên nghiệp:

Sự tự tin và bản lĩnh đối mặt có khả năng giúp bạn vượt qua mọi nỗi sợ hãi, gây ấn tượng với cấp trên.

Phong cách làm việc chuyên nghiệp thể hiện qua lời nói, cách bạn ứng xử, giải quyết vấn đề và phong thái đĩnh đạc.

Hãy Thông cảm với Sếp của mình:

Sếp là người chịu trách nhiệm lớn nhất của đội nhóm và chịu áp lực KPIs trước cấp trên. Vì vậy, Sếp cũng có áp lực và cần tuân thủ quy định. Việc nhắc nhở và trách phạt đôi khi đến từ việc nhân viên làm sai và cũng có thể từ áp lực Sếp đang gánh chịu. Nếu bạn có thể cảm thông, cùng chia sẻ và cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ sẽ giúp mối quan hệ Sếp và nhân viên giảm bớt căng thẳng.

Tổng,

Không ai hoàn hảo cả, mỗi người cần chấp nhận ưu và nhược điểm của chính mình và cũng cần đồng cảm, thông cảm với đối phương.

Trên đây là những nguyên nhân và giải pháp khắc phục việc việc Nhân viên sợ Sếp. Chúc cho các anh chị và các bạn sớm tìm ra vấn đề trong chính tình huống thực tế của mình và giải quyết thật hợp lý.

(Mona)

Để xem thêm các bài tiếp theo, vui lòng xem: Tại đây

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Logo Lê Tường Vi

Thông Tin Và Hoạt Động Của Chúng Tôi

Hơn 10 năm làm việc trong lĩnh vực Kinh doanh – Hành chính – Nhân sự. Đồng hành cùng các sự kiện Giáo dục và Xã hội.

Trụ sở chính

Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày làm việc

Thứ 2 - Thứ 6, Hàng tuần

Giờ làm việc

08 : 00 AM - 18 : 00 PM